ĐIỀU GÌ TẠO NÊN CHẤT LƯỢNG CỦA TỔ YẾN

1. Chim yến săn tìm côn trùng bay trong không trung : ong kiến, mối cánh, ruồi, muỗi, bọ rầy, mọt, bọ rùa, chuồn chuồn kim, bọ xít nhỏ, bướm đêm, cánh tơ và nhiều côn trùng bay nhỏ khác để làm mồi ăn. Đây là nguồn cung cấp năng lượng duy nhất để cho chim yến có sức sống và làm tròn nhiệm vụ thiên nhiên giao phó là duy trì nòi giống, làm tổ bằng nước bọt, đẻ trứng, ấp trứng, móm mồi, tập cho chim non ăn. Bằng cơ chế sinh lý đặc biệt mà chưa có sinh vật nào làm được, chim yến xây tổ bằng nước bọt tiết ra từ tuyến bọt nằm dưới lưỡi của chim. Tổ yến nước bọt này là thức ăn tự nhiên cao cấp giúp cho con người bồi dưởng cải thiện sức khoẻ và trị bệnh. Dơi, chim én và nhiều sinh vật khác cũng ăn côn trùng nhưng không cho tổ hay sản phẫm nào khác có ích lợi cho thiên nhiên và con người.

2. Côn trùng là nguồn cung cấp protein và chitin cho chim yến: dưới tác động của nhiều loại Enzim, xác côn trùng chuyển hoá thành nguồn dinh dưởng năng lượng bao gồm Glycoprotein tan trong nước và các Acid Amin giúp cho chim yến hoạt động.Chitin chuyển hoá thành Chitosan/Glucosamine, một hoạt chất chữa bệnh xương khớp của con người, tạo nên sự bền bỉ sức sống của chim yến có thể bay 300-500 km trong ngày. Chitosan không tan trong nước của nước bọt của chim yến nên khi ra ngoài môi trường bình thường nó trở thành màng bọc các chất dinh dưởng có trong nước bọt và làm nước bọt thành sợi dài và tạo dai cho sợi yến, ngay cả khi ngâm trong nước ở nhiệt độ cao trên 100oC.

3. Tuỳ theo vùng sản sinh và mùa vụ, côn trùng cánh cứng hay mềm nhiều mà hàm lượng Chitosan có trong nước bọt của chim yến nhiều hay ít làm cho sợi yến có tính dai nhiều hay ít và cũng tuỳ theo mức Deacetyl mà Chitosan có thể tan trong nước nóng trên 80oC hay không. Ở các tỉnh miền Trung, chim yến đảo hay chim yến trong nhà đều săn mồi côn trùng dọc theo đồi núi dảy Trường Sơn. Côn trùng ở vùng này có cánh và vỏ thân được bao bọc bởi lớp Chitin dày hơn côn trùng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nên sợi yến ở miền Trung dai hơn sợi yến của miền Nam nhưng hàm lượng các acid Amin, các khoáng vi lượng có trong nước bọt là gần như nhau. Cơ thể con người không thể hấp thụ hết được Chitosan, nếu không chuyển qua dạng Glucosamine.dưới tác động của các Enzim sinh học. Sự khác biệt tính dai của sợi yến đảo, sợi yến miền Trung và miền Nam là do nguồn thức ăn côn trùng có vỏ bọc cơ thể và cánh nhiều hay ít chitin. Bản thân chim yến tiêu thụ chất Chitin này không hết nên thải ra ngoài.

4. Chim yến ở các nước Đông Nam Á chỉ là một loài duy nhất C. Fuciphaga. Nước bọt của chim yến ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan hay ở Việt Nam ( ở các tỉnh miền Trung hay miền Nam) là như nhau, không có tổ non, tổ già. Chim yến tơ, do mới lần đầu làm tổ nên phải mất hơn 60 ngày mới xong, những lần làm tổ sau này là 30-35 ngày. Tổ yến, chim làm từ nước bọt hoàn toàn không có độc tố, không nhiễm khí độc dù là vết, là 0 ppm, nhưng nếu chổ cho chim yến làm tổ là ván hay lam bê tông có vấn đề thì tổ yến sẽ bị ảnh hưởng có vấn đề. Nhiều tổ yến có nền tổ dính màu của tấm ván tiết ra, dính cát và cement của tấm lam bê tông hoặc nhiễm khí độc của nhà yến không làm vệ sinh, tổ yến bị biến màu, sợi yến bị dai hơn. Và khi sợi yến bị biến màu dai hơn, ở nhiệt độ dưới 100oC chưng cách thủy rất khó phá vở màng dai này nên sự hấp thu các chất dinh dưởng và dược chất có trong tổ yến sẽ bị hạn chế và lảng phí mất đi thải bỏ ra ngoài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *