Khám phá quá trình thu hoạch yến đảo và yến nhà
Dùng yến rất nhiều lần nhưng bạn vẫn chưa biết được quá trình khai thác yến như thế nào. Vậy hôm nay hãy cùng Yến Sào Sài Gòn tìm hiểu quá trình khai thác yến sẽ giúp bạn tìm thấy được nhiều điểm thú vị với món tổ yến thơm ngon, bổ dưỡng mà mình quen dùng này nhé!
Khám phá điều thú vị trong việc thu hoạch yến nhà
Việc thu hoạch tổ yến thường được thu hoạch theo các phương pháp và thời điểm khác nhau, tùy theo điều kiện nuôi trồng. Có thể kể đến như:
– Thu hoạch trước khi chim yến đẻ trứng: Theo kinh nghiệm từ người nuôi yến, thấy tổ yến vào thời điểm này là lúc tổ yến sạch nhất, không bị nhiễm bụi bẩn, phân hay lông yến. Theo đó, người nuôi còn tiết kiệm được chi phí sản xuất do tổ yến đã sạch sẵn dẫn đến thời gian xử lý ngắn.
Bên cạnh đó, việc nâng đàn cũng sẽ hiệu quả hơn vì khi chim yến phát hiện bị mất tổ hay giảm bầy đàn thì sẽ lập tức xây lại tổ mới. Tuy nhiên, với cách thu hoạch này, người nuôi trồng sẽ nhận được sản phẩm với trọng lượng nhẹ vì lượng nước dãi của chin yến ít.
Đồng thời, sức khỏe của chim yến cũng sẽ bị ảnh hưởng vì chúng phải mất công xây lại tổ mới.
– Thu hoạch khi yến đẻ được 2 trứng: Vào thời điểm này, tổ yến đã hoàn thành đầy đủ về cấu trúc nên dày hơn và đạt được chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, với cách thu hoạch này, số lượng chim yến trong bầy sẽ bị giảm do không có những con yến non nở ra từ trứng.
– Thu hoạch sau khi chim yến non rời tổ: Chim non rời tổ sẽ ở lại trong nhà nuôi và tiếp tục xây tổ mới. Do đó, thu hoạch vào thời điểm này sẽ giúp số lượng tổ yến tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, chất lượng tổ yến thu được không đảm bảo bằng những cách trên vì yến thu được bị lẫn nhiều tạp chất cùng lông yến, gây khó khăn và tốn kém cho quy trình làm sạch, chế biến.
Tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi thu hoạch yến đảo
Trong một năm có 3 thời điểm để khai thác tổ yến là xuân, hè và mùa thu. Đây là những mốc thời gian mà chim yến sẽ xây tổ mới để chuẩn bị cho mùa sinh sản. Loài yến thường mất khoảng một tháng (30 đến 35 ngày) để xây tổ mới. Công việc lấy yến thường được thực hiện vào ban ngày khi mà chim yến đã bay đi kiếm ăn.
Khi những chiếc tổ yến được khai thác thì chim yến sẽ xây thêm tổ mới, đến tổ thứ 3 thì chúng sẽ dừng lại để sinh và nuôi con. Sau ba tháng là lúc chim non đã có thể tự bay đi để tìm thức ăn.
Một chiếc mũ bảo hiểm, dây thừng, thang trèo được làm thủ công từ các nguyên liệu tre, nứa và đèn pin là những vật dụng được sử dụng trong quá trình lấy yến.
Những người lấy yến sẽ trèo lên lên phía bên ngoài những hang động hay vách đá, sau đó thả dây thừng xuống thông qua các lỗ hổng trên nóc hang động.
Những chiếc thang được bắt lên các vách đá dựng đứng trong hang. Người lấy yến đứng lên thang (dựa lưng vào vòng) để lấy yến.
Do yến thường làm tổ sâu trong các hang động hay vách đá dựng đứng, ánh sáng mặt trời không thể chiếu tới, nên những người lấy yến phải sử dụng đèn pin.
Trong ánh sáng le lói họ phải kiểm tra xem tổ yến đã đủ tiêu chuẩn khai thác chưa, nếu không đạt yêu cầu sẽ không bán được. Quá trình khai thác cũng phải đảm bảo hoàn thành trước khi chim yến quay trở lại, tránh ánh hưởng đến tập tục sinh sống của chúng.
Khác với việc thu hoạch tổ yến nhà thì quá trình khai thác tổ yến đảo vô cùng nguy hiểm khi những người này phải treo mình trên những vách đá cao đến 150m, mà không sử dụng một thiết bị công nghệ hay máy móc hiện đại nào. Không ít người đã nằm lại nơi hang động, vách đá tối tăm.